TheĐượchoànthuếkhoảngtỉdoanhnghiệpngànhgỗthấymặttrờihélộtwerko ông Thang Văn Thông, Phó chi hội trưởng Chi hội Dăm gỗ Việt Nam (Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam), tính đến thời điểm hiện tại, các doanh nghiệp ngành gỗ (chủ yếu thuộc lĩnh vực chế biến dăm gỗ, viên nén) đã được hoàn 2.000 tỉ đồng tiền thuế giá trị gia tăng trong tổng số hơn 6.000 tỉ đồng tiền thuế đang chờ hoàn.
Nhiều địa phương đã hoàn thuế cho doanh nghiệp như Ninh Thuận, Phú Yên, Quảng Ngãi, Quảng Nam, Thừa Thiên - Huế, Quảng Bình, Thanh Hóa…
"Số tiền hoàn thuế này sẽ là dòng vốn quan trọng phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp thời gian tới", ông Thông nhấn mạnh.
Trước đó, việc chậm trễ hoàn thuế giá trị gia tăng trong thời gian dài khiến không ít doanh nghiệp ngành gỗ lao đao, thậm chí đứng trước bờ vực phá sản.
Phó chi hội trưởng Chi hội Dăm gỗ Việt Nam thông tin, thời gian qua, các doanh nghiệp ngành gỗ đã có nhiều văn bản gửi đến Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các ngành chức năng kiến nghị tháo gỡ khó khăn trong vấn đề hoàn thuế giá trị gia tăng cho doanh nghiệp.
Sau chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 9.8, Tổng cục Thuế (Bộ Tài chính) có Công điện số 07/CĐ-TCT gửi cục trưởng cục thuế các địa phương về đẩy mạnh giải quyết hồ sơ hoàn thuế giá trị gia tăng.
Doanh nghiệp ngành gỗ được hoàn thuế 2.000 tỉ
Ngày 21.9, Tổng cục Thuế tiếp tục có văn bản gửi cục thuế các tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư đề nghị rà soát, cung cấp tên các mặt hàng trong một số nhóm mặt hàng để Bộ Tài chính có cơ sở xây dựng các phương án tại dự án luật Thuế giá trị gia tăng.
Được biết, Bộ Tài chính được Chính phủ giao hoàn thiện hồ sơ đề nghị xây dựng luật Thuế giá trị gia tăng để bổ sung vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2024 của Quốc hội.
Tại dự án luật dự kiến sửa đổi quy định về đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng đối với: "sản phẩm xuất khẩu là tài nguyên, khoáng sản khai thác chưa chế biến thành sản phẩm khác; sản phẩm xuất khẩu là hàng hóa được chế biến từ tài nguyên, khoáng sản có tổng trị giá tài nguyên, khoáng sản cộng với chi phí năng lượng chiếm từ 51% giá thành sản phẩm trở lên".
Ông Thông nhận định, công văn của Tổng cục Thuế đã xem xét tới nội dung liên quan đến đề xuất của Hiệp hội Gỗ và Lâm sản Việt Nam và Chi hội Dăm gỗ Việt Nam về các đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng.
Việc cơ quan chức năng vào cuộc tiến hành hoàn thuế cho doanh nghiệp được ông Thông ví von giống như "mặt trời đã hé lộ ra rồi". "Hy vọng từ nay tới cuối năm, câu chuyện hoàn thuế tiếp tục được thúc đẩy, giải quyết rốt ráo, tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp", ông Thông nhấn mạnh.
Việc hoàn thuế chậm trễ là vấn đề gây nhiều bức xúc trong dư luận, được các đại biểu Quốc hội đề cập nhiều lần.
Ngay sáng 16.8, tại phiên họp 25, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về công tác dân nguyện Quốc hội trong tháng 7, Trưởng ban Dân nguyện Dương Thanh Bình cho biết cử tri băn khoăn, lo lắng về việc thực hiện trách nhiệm hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp xuất khẩu đã gây tác động lớn đến vốn, hoạt động sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu và uy tín của doanh nghiệp.
Ban Dân nguyện đề nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo Bộ Tài chính chấn chỉnh kịp thời việc thực hiện trách nhiệm hoàn thuế giá trị gia tăng của cơ quan thuế đối với hồ sơ đề nghị hoàn thuế.
Trước đó, trong phiên họp tháng 7, Ban Dân nguyện cũng báo cáo khiếu nại của Công ty An Phát phản ánh Tổng cục Thuế, Cục Thuế Hà Nội (Tổng cục Thuế) cố ý đùn đẩy trách nhiệm, không thực hiện việc hoàn thuế giá trị gia tăng với tổng số tiền hơn 11 tỉ đồng từ các năm 2020, 2021 cho Công ty An Phát...
Theo Tổng cục Thuế, tính đến cuối tháng 8, toàn ngành thuế đã hoàn thuế giá trị gia tăng đạt 87.191 tỉ đồng, bằng 46,9% dự toán hoàn thuế giá trị gia tăng năm 2023 đã được Quốc hội thông qua (186.000 tỉ đồng), bằng 90% so với cùng kỳ năm 2022.